Xâm chiếm Đan Mạch Chiến_dịch_Weserübung

Bài chi tiết: Trận Đan Mạch
Xe tăng Panzer I của Đức tại Aabenraa, Đan Mạch, 9 tháng 4 năm 1940

Xét về mặt chiến lược, Đan Mạch giữ vai trò quan trọng đối với Đức như một bàn đạp cho chiến dịch Na Uy, ngoài ra một quốc gia có biên giới với Đức cần phải bị Đức kiểm soát theo cách này hay cách khác. Vị trí của Đan Mạch trên biển Baltic cũng rất quan trọng trong việc kiểm soát cửa ngõ tiến vào các cảng lớn của Liên Xô và Đức.

Với diện tích nhỏ và địa hình tương đối bằng phẳng, quốc gia này là vùng đất rất lý tưởng cho hoạt động của quân đội Đức, và đội quân nhỏ bé của Đan Mạch có rất ít hy vọng. Tuy thế, trong những giờ đầu tiên, vài toán quân Đan Mạch vẫn giao chiến với quân Đức, làm 16 người chết và 20 bị thương. Thiệt hại của Đức gồm 203 người chết,[41] 12 xe thiết giáp và một số mô tô, ô tô bị phá hủy. 4 xe tăng Đức bị hư hại và 1 máy bay ném bom bị thương.[42] 2 lính Đức đã bị Đan Mạch bắt giữ trong cuộc chiến ngắn ngủi này.[1]

Ngay trước khi mở màn cuộc xâm lăng, vào lúc 4 giờ sáng ngày 9 tháng 4 năm 1940, đại sứ Đức tại Đan Mạch, Cecil von Renthe-Fink, đã gọi điện cho bộ trưởng ngoại giao Đan Mạch Peter Rochegune Munch và yêu cầu được họp mặt. Khi hai người gặp nhau 20 phút sau đó, Renthe-Fink tuyên bố rằng quân đội Đức lúc này đã hành quân chiếm Đan Mạch để bảo vệ đất nước này khỏi cuộc tấn công của Pháp-Anh. Đại sứ Đức yêu cầu mọi sự kháng cự của Đan Mạch phải chấm dứt ngay lập tức và thiết lập liên lạc giữa chính quyền Đan Mạch và các lực lượng vũ trang Đức. Nếu yêu sách không được đáp ứng, không quân Đức sẽ ném bom xuống thủ đô Copenhagen.[1]

Trong khi yêu sách của Đức được truyền đạt, cuộc tiến quân đầu tiên đã diễn ra khi quân Đức đổ bộ bằng phà tại Gedser lúc 3h55[43] rồi tiến lên phía bắc. Một bộ phận khác của Sư đoàn Bộ binh 198 trong đêm 9 tháng 4 đã lên tàu tại KielWarnemünde.[44] Các đơn vị lính dù Đức đổ bộ không gặp kháng cự và chiếm được 2 sân bay tại Aalborg, cây cầu Storstrøm nối giữa FalsterZealand cùng với pháo đài Masnedø[1] và kiểm soát bờ biển Korsør[44](đây được xem là cuộc tấn công đầu tiên trên thế giới do lực lượng lính dù thực hiện[45]). Điều này tạo điều kiện cho Đức nhanh chóng chiếm Zealand; và thêm một cuộc đổ bộ khác chiếm Bornholm.[44]

Trên bộ, từ tối ngày 8 tháng 4, Sư đoàn Bộ binh 198 và Lữ đoàn Súng trường 11 Đức đã tập trung dọc biên giới Đan Mạch-Đức tại vùng Schleswig.[46] Lúc 5h25 ngày 9 tháng 4 họ vượt biên giới, các tiểu đoàn Đan Mạch liền rút lui.[47] Sau một số cuộc giao tranh cục bộ, Sư đoàn Bộ binh 170 đã tiến sâu hơn vào bán đảo Jutland.

Xe thiết giáp Leichter Panzerspähwagen của Đức tại Jutland.

Chìa khóa của việc đánh chiếm được Đan Mạch nhanh chóng mà hầu như không gặp kháng cự nằm ở chỗ phải nhanh chóng làm chủ thủ đô Copenhagen.[44] Để đạt mục tiêu này, tàu Hansestadt Danzig, chở theo Trung đoàn Bộ binh 308, dưới quyền thiếu tá Glane, đã vòng qua đảo Zealand từ phía tây và phía bắc, rồi cùng tàu phá băng Stettin tiến vào cảng Copenhagen.[48] Từ pháo đài Middelgrundsfortet, nhìn thấy lá cờ chiến của Đức trên tàu Hansestadt Danzig, chỉ huy Đan Mạch ra lệnh bắn cảnh cáo buộc tàu này dừng lại, nhưng đạn không nổ.[48] Tàu Stettin dừng lại, còn tàu Danzig lúc 5h20 đã thả neo tại bến tàu.[48] Lúc 4h20 giờ địa phương, một tiểu đoàn tăng cường Đức thuộc Trung đoàn Bộ binh 308 đã đổ bộ lên cảng Copenhagen, đi xe đạp tiến đến và nhanh chóng chiếm được các đồn quân tại Kastellet mà không gặp phải sự kháng cự nào. Từ bến cảng, quân Đức tiến về lâu đài Amalienborg để bắt sống hoàng gia Đan Mạch. Đến khi quân xâm lược đến cung điện, lính gác hoàng gia đã được báo động và quân tiếp viện đang lên đường đến lâu đài. Sau một cuộc giao chiến ban đầu với các cận vệ của Amalienborg,[48] quân Đức đã bị đẩy lui, giúp cho Quốc vương Christian X và các bộ trưởng có đủ thời gian bàn bạc với tướng William Wain Prior, tổng chỉ huy quân đội Đan Mạch. Khi cuộc bàn luận còn đang tiến hành, nhiều đội hình máy bay ném bom Heinkel 111Dornier 17 gầm rú trên bầu trời thủ đô và rải xuống các tờ truyền đơn OPROP!. Đối mặt với lời đe dọa rõ ràng của không quân Đức về việc ném bom xuống dân thường Copenhagen, với chỉ còn mình tướng Prior chủ trương tiếp tục chiến đấu, khoảng lúc 6 giờ[49] Christian X và chính phủ Đan Mạch đã quyết định đầu hàng để đổi lấy sự duy trì nền độc lập chính trị đối với các vấn đề quốc nội.[1] Các viên chỉ huy Đức và Đan Mạch sau đó đã trao đổi thăm viếng nhau một cách lịch sự.[48]

Binh sĩ Đan Mạch giải giáp đầu hàng ở Bjergskov sáng ngày 9 tháng 4 năm 1940.

Lúc 5h45, hai phi đội Bf 110 của Đức đã tấn công sân bay Værløse trên đảo Zealand và xóa sổ Bộ phận Không lực Lục quân Đan Mạch trong cuộc oanh kích. Máy bay tiêm kích Đức đã tiêu diệt 11 máy bay Đan Mạch và làm hư hại nghiêm trọng 14 chiếc khác.[1]

Thắng lợi chóng vánh tại Đan Mạch nằm ngoài cả mong đợi của Đức. Ngay từ ngày 9 tháng 4 quân Đức đã có thể bắt đầu triển khai tiếp tế cho các đơn vị ở Na Uy bằng hệ thống sân bay, đường bộ và đường sắt của Đan Mạch.[48] Các sư đoàn bộ binh huy động tại Đan Mạch đã nhanh chóng được điều tới Na Uy, vì họ không còn việc gì làm ở đây nữa.[18]

Cuộc xâm lăng Đan Mạch đã hoàn thành chỉ trong vòng không đến 6 tiếng đồng hồ và là chiến dịch quân sự ngắn nhất mà Đức tiến hành trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự đầu hàng chóng vánh của Đan Mạch đã giúp cho nước này được hưởng một chế độ chiếm đóng ôn hòa hiếm có, nhất là cho đến mùa hè năm 1943, thậm chí còn trì hoãn được việc bắt giữ và lưu đày người Đan Mạch gốc Do Thái cho đến khi gần toàn bộ bọn họ được cảnh báo và sang tị nạn tại Thụy Điển.[50]

Mặc dù không có nhiều ý nghĩa trực tiếp về mặt quân sự, nhưng đối với Đức, Đan Mạch lại mang một giá trị chiến lược lớn và một tầm quan trọng về kinh tế trong phạm vi nhất định.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến_dịch_Weserübung http://www.feldgrau.com/norwegian.html http://hem.fyristorg.com/robertm/norge/ http://www.seekrieg.de/1940/weseruebung/ksg04.htm http://www.cultours.dk/presse/besettelsen-af-danma... http://www.jewmus.dk/mitzvah_1.asp?language=uk http://www.milhist.dk/besattelsen/9april/9april.ht... http://www.archives.gov/research/holocaust/finding... http://www.history.army.mil/books/70-7_0.htm http://www.history.army.mil/books/70-7_02.htm http://mosinnagant.net/finland/samione.asp